Mô tả
Cây Vạn Niên Thanh là một loại cây cảnh phổ biến tại Việt Nam. Loài cây này sống lâu năm, lá xanh tốt bốn mùa nên được coi là loài cây cát tường. Cây được sử dụng nhiều làm cây cảnh trong nhà, cây cảnh văn phòng.
1. Đặc điểm chung của cây Vạn Niên Thanh
Tên thường gọi: Vạn Niên Thanh
Tên gọi khác: Môn Trường Sinh
Tên khoa học : Dieffenbachia maculate
Họ thực vật: Araceae (họ ráy) có hoa
Vạn Niên Thanh là loại cây thảo, có khả năng sống nhiều năm. Cây có rễ mập, ngắn, có nhiều đốt, trên đốt có nhiều rễ con. Lá cây có chấm hay sọc trắng loang ở giữa lá, viền lá xanh thẫm. Có loại toàn lá xanh lục bóng.
Hoa Vạn Niên Thanh thường mọc thành từng bông màu xanh. Quả mọng nước hình cầu màu quả quất, có duy nhất một hạt.
Đây là loài cây rất ưa và thời tiết mát mẻ, nếu trồng Vạn Niên Thanh trong đất ẩm thì cho lá to, dày bóng. Nếu trồng cây trong nước thì cho lá hẹp, cành trắng và vươn dài.
Xem thêm: Cây hạnh phúc
2. Ý nghĩa tác dụng của cây Vạn Niên Thanh
Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh trong phong thủy có tác dụng kích hoạt trường khí. Do đó, khi đặt cây trong văn phòng có thể hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy kích hoạt sao Tứ Lục.
Loài cây này vì thế mà được coi là cây cát tường, mang lại nhiều điều tốt lành, sung túc cho gia chủ.
Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cây Vạn Niên Thanh có tác dụng hút khí độc Fomaldehyde, làm sạch bầu không khí nhất là khi trong phòng có máy điều hòa lâu ngày nên rất thích hợp dùng làm cây cảnh văn phòng, cây cảnh nội thất.
Ngoài ra, cây còn mang lại không gian xanh mát, tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho người chơi, làm dịu không gian thô cứng hoặc chứa nhiều đồ vật mang tính âm, hàn, thuộc hành Kim, Mộc.
Cây có thể dùng làm quà tặng, quà biếu dịp sinh nhật, khai trương, tân gia…
Vị trí ứng dụng của cây Vạn Niên Thanh
Theo phong thủy cây có thể hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục – chủ về khoa cử, nên người chơi có thể đặt cây bên cạnh cửa sổ gần bàn học hoặc bên cạnh phòng đọc sách, phòng khách hoặc văn phòng làm việc.
Cây Vạn Niên Thanh có thân leo nên thường được trồng trong chậu với 1 cột cây làm trụ. Những chậu cây xanh này thường lớn nên được đặt ở phòng khách, đại sảnh, hàng lang, văn phòng…
Cây cũng có thể trồng thành giỏ treo với những thân cây rủ dài mềm mại, bạn có thể treo tại ban công, giàn hoa, tường nhà cũng rất đẹp.
Cây Vạn Niên Thanh thủy sinh thường được đặt trên bàn làm việc, bàn học,…
3. Cây Vạn Niên Thanh hợp với tuổi nào?
Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi Thìn nhất trong số 12 con giáp. Tuổi Thìn có vận mệnh rất tốt, thường gặp hái được nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, tuổi Thìn lại hay gặp phải không ít những ghen ghét, đố kỵ và các thành phần quấy rối, phá hoại gây cản trở, làm ảnh hưởng nhiều đến con đường tài vận. Các chuyên gia phong thủy cho rằng, cây Vạn Niên Thanh sẽ giúp người tuổi Thìn hóa giải những sát khí không có lợi giúp mọi việc suôn sẻ hơn.
Ngoài ra, cây Vạn Niên Thanh rất hợp người mệnh Mộc. Để gia tăng tài vận và may mắn, người mệnh Mộc nên đặt cây trong nhà, nơi làm việc.
Có thể bạn sẽ thích: Cây kim tiền
4. Cách chọn mua và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Cách chọn mua cây Vạn Niên Thanh
Nên chọn mua cây có lá xanh tốt, không bị héo úa. Thân cây không bị sâu bệnh. Chọn được cây có cả lá già và lá non thì càng tốt vì điều đó chứng tỏ cây đã được trồng trong chậu một thời gian, đã thích nghi được với môi trường trong chậu và phát triển tốt.
Đối với Vạn Niên Thanh thủy sinh, cần quan sát rễ cây khi mua, rễ sạch, không bị thối mục.
Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Đất trồng: Đất trồng phải tơi xốp, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non.
Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 15-30°C
Nước: Cây cần nhiều nước nên trung bình mỗi tuần tưới 1 -2 lần nhưng chỉ cần tưới đủ ẩm đất. Không tưới quá nhiều nước khiến cây bị úng nước ảnh hưởng đến độ bền của cây.
Ánh sáng: Không đặt cây tại nơi nắng gắt dễ làm cây bị cháy lá, héo lá. Vạn Niên Thanh để ở cạnh cửa sổ thì sau 7-10 ngày cần di chuyển chậu 1 lần, khi chuyển xoay chậu 1 vòng 180 độ để dáng cây được cân bằng, không bị nghiêng ngả do hướng sáng.
Dinh dưỡng: Trung bình 2 tháng có thể bón phân NPK cho cây một lần. Không nên bón phân NPK nhiều vào một lúc mà nên chia thành nhiều đợt để bón cho cây, pha loãng lượng phân và chia thành nhiều lần.
5. Địa chỉ bán cây Vạn Niên Thanh tại Hà Nội
Giá Cây Vạn Niên Thanh trên thị trường hiện tại dao động từ 200.000đ đến 1 triệu đồng, tùy vào độ to nhỏ của cây và chậu.
Có rất nhiều địa chỉ bán cây Vạn Niên Thanh tại Hà Nội, nhưng để chọn mua được cây Vạn Niên Thanh giá rẻ, cùng các hỗ trợ miễn phí vận chuyển, kỹ thuật chăm sóc, đừng quên nhấc máy và gọi ngay về hotline 0966.623.933 hoặc 0915.885.558 để nhận được nhiều ưu đãi nhất.