Cây Vạn Niên Thanh còn có tên gọi khác là Môn Trường Sinh. Đây là loài cây cảnh khá phổ biến tại Việt Nam. Cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây có ý nghĩa phong thủy tốt lành nhưng để phát huy được hết ý nghĩa của cây, gia chủ cần đặt cây đúng vị trí.
Contents
1. Ý nghĩa tác dụng của cây Vạn Niên Thanh
Ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh
Hóa giải sát khí, mang lại những điều tốt lành, sung túc là ý nghĩa phong thủy của cây Vạn Niên Thanh. Vì thế, đây là loài cây kiểng được nhiều người trồng trong nhà, nơi làm việc, nhà hàng, khách sạn….
Tác dụng của cây Vạn Niên Thanh
Cây có tác dụng thanh lọc không khí, thải độc tốc, đặc biệt khí độc Fomaldehyde có thể gây ung thư. Cây có thể sống trong môi trường khắc nghiệt, thiếu ánh sáng nên có thể đặt trong phòng có máy điều hòa lâu ngày làm cây cảnh nội thất, cây cảnh văn phòng…
Cây tạo ra không gian xanh mát, giúp con người thư giãn sau những giờ học tập làm việc căng thẳng.
Vạn Niên Thanh được nhiều người sử dụng làm quà tặng, quà biếu dịp sinh nhật, tân gia, khai trương…
Vị trí đặt cây Vạn Niên Thanh tốt cho gia chủ
Đặt cây Vạn Niên Thanh trong nhà, nơi làm việc sẽ giúp hóa giải sát khí, tốt cho những người thi cử, khởi nghiệp. Người chơi nên đặt cây bên cạnh cửa sổ, gần bàn học, trong phòng đọc sách, văn phòng làm việc…
Đối với những chậu cây Vạn Niên Thanh lớn, thường được trồng có 1 cọc trụ lớn ở giữa thì người chơi nên đặt ở phòng khách, hàng lang, đại sảnh, khách sạn…
Vạn Niên Thanh cũng có thể được trồng thành các giỏ treo nhỏ rủ xuống mềm mại nên được treo ban công, giàn hoa, hàng rào.
Cây cũng có thể được trồng thủy canh đặt trên bàn làm việc, bàn học,…
2. Cây Vạn Niên Thanh hợp với tuổi nào?
Cây Vạn Niên Thanh hợp tuổi Thìn. Nhìn chung, tuổi Thìn thường có vận mệnh tốt, thành công trong công việc và may mắn trong cuộc sống. Chính vì thế, người tuổi Thìn thường bị ghen ghét, đố kỵ. Để giảm thiểu việc này, cây Vạn Niên Thanh phong thủy sẽ giúp người tuổi Thìn hóa giải những điều xấu xa để mọi việc được suôn sẻ.
Cây Vạn Niên Thanh hợp mệnh Mộc. Đặt cây trong nhà, nơi làm việc sẽ giúp người mệnh Mộc xua đuổi vận xấu, gặp nhiều may mắn.
Xem thêm: Cây tài lộc
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Kỹ thuật trồng cây Vạn Niên Thanh
Chuẩn bị đất: đập tơi đất, loại bỏ cỏ dại. Trộn đất với trấu theo tỉ lệ sau: 1/5 + đất 2/5 + 1/5 xơ dừa + 1/5 phân ủ sẵn.
Nên trộn hỗn hợp trên với phân lót, tỷ lệ: cứ 10kg đất thì trộn 100g phân lót.
Chuẩn bị chậu: chọn chậu theo đường kính chậu và đường kính bầu cây dựa vào công thức:
D (bầu cây) < 1,3D (chậu vào cây)
Chọn mua cây Vạn Niên Thanh: lá xanh tốt, cành nhánh phát triển tốt, thân cây không sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng cây Vạn Niên Thanh: Dùng mảnh lót bằng sành, sứ che bớt chỗ thoát nước dưới đáy chậu, chỉ đủ chỗ để nước thừa thoát ra. Đưa đất vào chậu với chiều cao bằng khoảng chiều cao của chậu trừ đi chiều cao của bầu cây + (5cm – 7cm).
Bạn nên cho đất cao hơn bầu cây từ 1cm – 2cm và giữ mặt đất trong chậu thấp hơn miệng chậu 3cm – 5 cm. Ngay khi trồng xong cần tưới nước ngay, chỉ cần tưới đủ ẩm đất.
Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Để chăm sóc Vạn Niên Thanh khi trồng trong nhà, văn phòng, người chơi cần lưu ý:
Ánh sáng: đặt cây nơi nắng nhẹ, không đặt liên tục dưới nắng gắt. Nếu để cây bên cạnh cửa sổ thì sau 7-10 ngày cần xoay chậu 1 vòng 180 độ để dáng cây Vạn Niên Thanh được cân bằng, không bị nghiêng do hướng sáng.
Nhiệt độ: ở nhiệt độ 15-30°C cây sẽ phát triển tốt nhất.
Nước: Tưới nước trung bình 1 -2 lần mỗi tuần, tưới vừa đủ ẩm đất.
Dinh dưỡng: bón phân NPK cho cây 2 tháng 1 lần. Nên pha loãng lượng phân và chia thành nhiều lần để bón cho cây.
4. Địa chỉ bán cây Vạn Niên Thanh tại Hà Nội
Giá Cây Vạn Niên Thanh tùy vào chậu to nhỏ sẽ dao động khoảng 200.000 đồng – 1 triệu đồng.
Có rất nhiều địa chỉ bán cây Vạn Niên Thanh tại Hà Nội để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, để chọn mua được cây Vạn Niên Thanh giá rẻ, cùng các hỗ trợ miễn phí vận chuyển, kỹ thuật chăm sóc, hãy liên hệ ngay với hotline 0966.623.933 hoặc 0915.885.558 để nhận được nhiều ưu đãi nhất.